Người đàn bà chiếm đoạt 4 000 tỷ ra tòa

12:55 PM |
 Ra tòa với áo sơ mi hồng cánh sen và mái tóc tém, Huỳnh Thị Huyền Như nổi bật trong 23 bị cáo của vụ chiếm đoạt số tiền được cho là lớn nhất từ trước đến nay.
huỳnh-thị-Huyền-Như
Khoảng 7h30, Huỳnh Thị Huyền Như cùng các bị cáo được đưa đến TAND TP HCM trong sự bảo vệ nghiêm ngặt của lực lượng cảnh sát. Hàng chục luật sư và những người liên quan ngồi chật kín phòng xử rộng nhất của Tòa thành phố.
Chủ tọa phiên tòa là ông Nguyễn Đức Sáu, Chánh Tòa Hình sự TAND TP HCM. Theo thông tin từ tòa án, đến thời điểm này có khoảng 50 luật sư đã làm thủ tục tham gia bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích cho các bị cáo cũng như các tổ chức, cá nhân có liên quan trong vụ án. 
Ngoài 23 bị cáo còn có 15 nguyên đơn dân sự, bị hại và 80 tổ chức, cá nhân được được triệu tập đến tòa với tư cách là người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Trong đó có hơn chục ngân hàng và cán bộ của các ngân hàng có hành vi nhận tiền chênh lệch ngoài hợp đồng trong các phi vụ với Huyền Như.

Theo nội dung vụ án, năm 2007, Như vay trên 200 tỷ đồng của nhiều ngân hàng, tổ chức cá nhân với lãi suất cao để đầu tư kinh doanh bất động sản ở nhiều tỉnh thành. Từ năm 2010, do việc kinh doanh thua lỗ, mất khả năng trả nợ, Như đã lợi dụng quyền trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ giả danh Vietinbank chi nhánh Nhà Bè và chi nhánh TP HCM huy động tiền của các ngân hàng, nhiều công ty và cá nhân rồi chiếm đoạt 4.000 tỷ đồng.

Giúp sức đắc lực cho Như trong vụ án, Võ Anh Tuấn - nguyên phó giám đốc Vietinbank chi nhánh Nhà Bè bị cho là đã nhận lót tay lên đến hàng chục tỷ đồng. Ngoài ra, sai phạm của một loạt cán bộ ngân hàng cũng góp phần giúp Như chiếm đoạt số tiền khủng này.

Với vai trò là người cầm đầu, Như bị truy tố 2 tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức với mức án tối đa là chung thân. Võ Anh Tuấn cùng 21 bị cáo khác bị xét xử về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Cho vay lãi nặng; Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Những lời chúc Tết Giáp Ngọ năm 2014 hay và ý nghĩa nhất

8:55 PM |
HnTim- Năm 2014 đã đến, hãy gửi đến người thân của mình những lời chúc Tết hay ý nghĩa và tốt đẹp nhất trong năm Giáp Ngọ này.
1. Năm hết Tết đến – Đón Ngựa tiễn Rắn – Chúc ông chúc bà – Chúc cha chúc mẹ – Chúc cô chúc cậu – Chúc chú chúc dì – Chúc anh chúc chị – Chúc luôn các em – Chúc cả các cháu – Dồi dào sức khoẻ – Có nhiều niềm vui – Tiền xu nặng túi – Tiền giấy đầy bao – Đi ăn được khao – Về nhà người rước – Tiền vô như nước – Tình vào đầy tim – Chăn ấm nệm êm – Sung sướng ban đêm – Hạnh phúc ban ngày – Luôn luôn gặp may – Suốt năm con Ngựa.

2. Năm con Ngựa, chúc mọi người vui vẻ như Chim Sẻ, khỏe mạnh như Đại Bàng, giàu sang như chim Phụng, làm lụng như chim Sâu, sống lâu như Đà Điểu nhé!

3. Mùa xuân xin chúc - Khúc ca an bình - Năm mới phát tài - Vạn sự như ý - Già trẻ lớn bé - Đầy ắp tiếng cười - Trên mặt ngời ngời - Tràn đầy hạnh phúc.

4. Thay mặt Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc kính chúc đồng chí và gia đình một năm mới hạnh phúc, an khang, thịnh vượng!

5. Chúc mừng năm mới 2014- Chúc bạn luôn: Đong cho đầy hạnh phúc - Gói cho trọn lộc tài - Giữ cho mãi an khang - Thắt cho chặt phú quý.

6. Năm mới thái độ yêu đời mới!- Chúc các bạn nhiều lý do để vui vẻ năm tới!- Chúc bạn luôn vui vẻ, bình an và hạnh phúc trong năm mới!

7. Mừng 2014 phát tài phát lộc Tiền vô xồng xộc, tiền ra từ từ/ Sức khoẻ có dư, công danh tấn tới/ Tình duyên phơi phới, hạnh phúc thăng hoa/ Xin chúc mọi nhà một năm ĐẠI THẮNG.

Những lời chúc Tết Giáp Ngọ năm 2014 hay và ý nghĩa nhấtNhững câu chúc Tết 2014 ý nghĩa

8. Năm mới 2014 : Chúc luôn hoan hỉ, sức khỏe bền bỉ, công danh hết ý, tiền vào bạc tỉ, tiền ra ri rỉ, tình yêu thỏa chí, vạn sự như ý, luôn cười hi hi, cung hỷ cung hỷ.

9. 1 năm mới, 1 tuổi mới,nhiều bạn mới, nhiều hiểu biết mới và 1 lời chúc Mãi mãi hạnh phúc bên gia đình và những người thân yêu nhất.

10. Mùa xuân xin chúc - Khúc ca an bình - Năm mới phát tài - Vạn sự như ý - Già trẻ lớn bé - Đầy ắp tiếng cười - Trên mặt ngời ngời - Tràn đầy hạnh phúc - Xuân đến hy vọng - Ấm no mọi nhà - Kính chúc ông bà - Sống lâu trăm tuổi - Kính chúc ba mẹ - Sức khoẻ dồi dào - Đôi lứa yêu nhau - Càng thêm nồng ấm - Các em bé nhỏ - Học giỏi chăm ngoan - Chúc Tết mọi người - Năm mới hoan hỉ - Gặp nhiều niềm vui.

11. Chúc mọi người năm mới, tiền vào bạc tỉ, tiền ra rỉ rỉ, miệng cười hi hi, vạn sự như ý, cung hỉ, cung hỉ.

12. Mỗi năm là một mùa hoa nở, mỗi năm là một mùa bội thu. Cuộc sống như cái cây đang lớn. Đó là lời chúc bạn trong năm mới.

13.  Cung chúc tân niên,Sức khỏe vô biên, thành công liên miên, hạnh phúc triền miên, túi luôn đầy tiền, sung sướng như tiên.Chúc mừng năm mới 2014.

14. Đong cho đầy hạnh phúc. Gói cho chọn lộc tài. Giữ cho mãi an khang. Thắt cho chặt phú quý. Cùng chúc nhau như ý. Hứng cho chọn an khang. Chúc năm mới bình an.

15. Năm mới chúc nhau sức khỏe nhiều. Bạc tiền rủng rỉnh thoải mái tiêu. Gia đình hạnh phúc bè bạn quý. Thanh thản vui chơi mọi buổi chiều.

16.  Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc một năm mới: nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.

17. Chúc mừng năm mới, phất phới niềm vui, tràn đầy hạnh phúc, tiền tài phúc lộc. Chào đón xuân về.

18. Chúc mừng năm mới 2014. Chúc năm mới sức khỏe dẻo dai, công việc thuận lợi thăng tiến dài dài, phi những nước đại tiến tới thành công.

19. Năm hết Tết đến, Đón Ngựa tiễn Rắn, Chúc cho mọi người, Dồi dào sức khoẻ, Tiền vô như nước, Tình vào đầy tim, Chăn ấm nệm êm– Luôn luôn gặp may, Suốt năm con Ngựa.

20. Kính chúc mọi người một năm mới tràn đầy niềm vui và hạnh phúc. Vui trong sức khoẻ, trẻ trong tâm hồn, khôn trong lý tưởng, trưởng thành trong tất cả mọi lĩnh vực.

21. Năm mới chúc nhau sức khỏe nhiều. Bạc tiền rủng rỉnh thoải mái tiêu. Gia đình hạnh phúc bè bạn quý. Thanh thản vui chơi mọi buổi chiều.

22. Năm mới chúc anh em: Sức khỏe vô biên, kiếm được nhiều tiền, đời sướng như tiên, chẳng ai làm phiền!.

23. CUNG kính mời nhau chén rượu nồng CHÚC mừng năm đến, tiễn năm xong TÂN niên phúc lộc khơi vừa dạ XUÂN mới tài danh khởi thỏa lòng. 

24. VẠN chuyện lo toan thay đổi hết SỰ gì bế tắc thảy hanh thông NHƯ anh, như chị, bằng bè bạn Ý nguyện trọn đời đẹp ước mong CHÚC MỪNG NĂM MỚI - XUÂN Giáp Ngọ 2014.

Những lời chúc Tết 2014 hay nhất

25. Tết tới tấn tài. Xuân sang đắc lộc. Gia đình hạnh phúc. Vạn sự cát tường! Năm Ngọ sắp đến. Chúc bạn đáng mến. Sự nghiệp tiến lên. Gặp nhiều điều hên! 

26. Cùng chúc nhau Như ý. Hứng cho tròn An Khang. Chúc năm mới Bình An. Cả nhà đều Sung túc. 

27. Ra đi gặp được bạn hiền. Quay về gặp được người thương yêu mình. Sang xuân sự nghiệp hanh thông. Tài cao, chí lớn vẫy vùng đó đây.

28. Năm hết tết đến kính chúc mọi người thật nhiều sức khoẻ, miệng cười vui vẻ, tiền vào mạnh mẽ, cái gì cũng được suôn sẻ, để sống tiếp một cuộc đời thật là đẹp đẽ.

29. Chiềng làng chiềng xã, thượng hạ đông tây, xa gần đó đây, vểnh tai nghe chúc:Tân niên sung túc, lắm phúc nhiều duyên, trong túi nhiều tiền, tâm hồn vui sướng.

30. Chúc bạn: 12 tháng phú quý, 365 ngày phát tài, 8760 giờ sung túc, 525600 phút thành công 31536000 giây vạn sự như ý.
Đón đợi dịch vụ tin nhắn nhận lời chúc từ Tinmoi.vn bắt đầu từ 15/1/2014
K. Duy (Tổng hợp)
Nguồn : Tin Mới / Nguoiduatin.vn

Con trai Bí thư TP HCM lên chức Phó chủ tịch quận 1

3:19 PM |
Chiều 26/12, UBND TP HCM công bố quyết định bổ nhiệm ông Lê Trương Hải Hiếu, Bí thư Đảng ủy phường Bến Thành giữ chức Phó Chủ tịch quận 1, phụ trách lĩnh vực kinh tế.

Ở TP HCM, người ta hay nhắc tới hai bí thư cấp cơ sở, cùng tên Hiếu, đang nổi lên như điển hình thế hệ cán bộ trẻ, được đào tạo bài bản, dám nghĩ, dám làm, có những ý tưởng thay đổi diện mạo ngày càng rực rỡ của thành phố mang tên Bác. Lê Trương Hải Hiếu là một trong hai người đó.

Bí thư phường 8X năng động

Lê Trương Hải Hiếu sinh ngày 7/9/1981, là con trai của ông Lê Thanh Hải - Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy TP HCM và bà Trương Thị Hiền, Hiệu trưởng Trường Cán bộ TP HCM.



Lê Trương Hải Hiếu.

Trong năm 2012, báo chí đã không ngớt rộn ràng trước một điểm sáng về cải cách thủ tục hành chính ở TP HCM: áp dụng phần mềm điện tử quản lý dân cư bằng dấu vân tay ở phường Bến Thành (quận 1). Những công dân sống trên địa bàn phường này đang được hưởng một hệ thống thủ tục hành chính hiện đại, văn minh trong mơ, đúng tinh thần "dân là thượng đế".

Ít ai có thể ngờ được, tác giả của đề án này là một cán bộ rất trẻ, sinh năm 1981, Lê Trương Hải Hiếu. Khi đó anh đang giữ chức Bí thư kiêm Chủ tịch UBND phường Bến Thành, một trong những phường trọng điểm của thành phố. Lê Trương Hải Hiếu luôn quan niệm, cơ quan công quyền là để phục vụ dân. Vậy thì phải luôn nghĩ làm sao để phục vụ dân tốt hơn. Thủ tục hành chính giản tiện sẽ tiết kiệm cho dân. Tôi sẵn sàng làm dù tiết kiệm cho dân 1 giây. Có tính hiệu quả người dân sẽ ủng hộ".

Những người dân "khó tính" phường Bến Thành đã hoàn toàn bị thuyết phục, thậm chí trở nên "yêu mến" hệ thống dịch vụ công sử dụng dấu vân tay. Nhờ đó, đến nay, phường Bến Thành đã quản lý số hóa được 18.000 dân, 5.000 hộ gia đình và thực hiện trên 16 phân hệ như nhà đất, việc làm, nhân khẩu, y tế...

Từng theo học khoa Luật thương mại (ĐH Luật TP.HCM), 4 năm liền tham gia chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh với vai trò thủ lĩnh, Hiếu luôn nổ lực không ngừng, lúc thì sống cùng bà con sông nước miền Tây, khi lại bước chân lên Tây Nguyên cùng già làng trưởng bản. Những sinh viên học cùng anh đánh giá Hiếu là chàng trai rất chịu khó và "chịu chơi" khi sẵn sàng lao xuống ao đầm lầy để cùng anh em làm việc. Những lúc mệt mỏi, anh cũng biết quan tâm tới mọi người bằng những ổ bánh mì nóng hổi.

Từ 2005 đến 2007, Hiếu được thành phố cử đi học cao học ngành Quản trị kinh doanh ở Mỹ, từ một chương trình đào tạo 300 tiến sĩ, thạc sĩ của Thành ủy. Ngay sau khi tốt nghiệp, về nước, Hiếu công tác tại Thành đoàn TP HCM, sau đó làm Bí thư đoàn Quận 1. Từ 2/2010, Lê Trương Hải Hiếu là Bí thư phường Bến Thành.

Chất vấn hóc búa

Không chỉ là bí thư phường 8x năng động, Lê Trương Hải Hiếu còn được biết đến là đại biểu có những chất vấn hóc búa, làm nóng nghị trường. Anh là Đại biểu Hội đồng nhân dân TP HCM khóa 8 nhiệm kỳ 2011-2016

Đại biểu trẻ này từng "thử thách" không ít lãnh đạo thành phố trong những phiên chất vấn bằng những câu hỏi hóc búa, đụng chạm những vấn đề nhạy cảm ít ai muốn nói. "Có hay không tình trạng giấu án để chạy thành tích?", đại biểu Lê Trương Hải Hiếu từng thẳng thắn hỏi Thiếu tướng Phan Anh Minh - Phó giám đốc Công an TP HCM trong một phiên chất vấn về nạn cướp giật.

Bên lề kỳ họp HĐND TP HCM sáng 10/12 mới đây, liên quan đến vụ việc dân phòng, trật tự đô thị phường 25 (quận Bình Thạnh) đánh đập một người buôn gánh bán bưng giữa ban ngày, Đại biểu Lê Trương Hải Hiếu cho rằng, thực tế còn một bộ phận người dân rất nghèo. Nếu họ buông vỉa hè ra thì không biết sống bằng gì. "Trật tự đô thị là đại diện nhà nước, anh xuống gặp dân vi phạm thì phải đường đường chính chính lập biên bản công khai trước mắt người dân chứ không phải anh thích còng tay, làm gì thì làm".

Theo tiểu sử đăng trên website của Sở Nội vụ, ông Hiếu sinh năm 1981, có bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh, Cử nhân Luật, Cao cấp Lý luận chính trị.

Từ tháng 9/2005 đến tháng 8/2007, ông được cử đi học Cao học ngành Quản trị Kinh doanh tại Mỹ.

Về nước, ông công tác tại Thành đoàn, rồi trở thành Quận ủy viên, Bí thư Quận đoàn 1. Từ tháng 2/2010 đến nay, ông là Quận ủy viên, Bí thư Đảng ủy phường Bến Thành, quận 1.

Quận 1 là quận trung tâm của TP HCM.

Đẩy mạnh xử lý xe ba bánh giả danh xe thương binh

3:16 PM |
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Khôi vừa yêu cầu Công an Thành phố, các Sở Giao thông Vận tải, Tư pháp, Tài chính, UBND các quận, huyện, thị xã nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố về việc kiểm tra, xử lý tình trạng các cá nhân giả danh thương binh điều khiển xe ba bánh tham gia giao thông trên địa bàn Thành phố.


Một xe giả danh xe thương binh chở hàng cồng kềnh bị công an xử lý

Theo báo cáo của Ban Tiếp công dân Thành phố, hôm 20/12, hơn 40 xe thương binh đã tập trung tại Trụ sở UBND Thành phố để phản ánh và đề nghị Thành phố kiểm tra, xử lý tình trạng các cá nhân giả danh thương binh điều khiển xe ba bánh tham gia giao thông.

Trao đổi với PV, bác thương binh nặng Ngô Xuân Chiến cho biết, hiện nay, Hà Nội có khoảng hơn 2.000 xe ba bánh lợi dụng, giả danh thương binh tham gia giao thông, chuyên chở hàng hóa gây mất trật tự, ảnh hưởng đến uy tín của những người thương binh thật sự. Vì vậy, các bác mong muốn chính quyền Thành phố khẩn trương, kiên quyết xử lý tình trạng này. Bác Chiến cũng cho biết, sau khi đề xuất lên Ban Tiếp dân của Thành phố, ngày 25/12, một đoàn thương binh nặng tiếp tục có kiến nghị lên Bộ Giao thông Vận tải. "Tuy hôm đó Bộ trưởng đi vắng, nhưng vẫn cử cán bộ tiếp chúng tôi để tìm hiểu sự việc và tìm hướng giải quyết" - bác Chiến nói.

Thực ra, đây không phải là lần đầu tiên lãnh đạo Thành phố chỉ đạo giải quyết tình trạng xe ba bánh giả thương binh này. Theo chỉ đạo của Thành phố, hồi tháng 10/2012, 7 Đội CSGT Công an Hà Nội đã triển khai đợt ra quân xử lý mạnh xe ba bánh tự chế, giả thương binh đang hoạt động trên địa bàn Thành phố.

Lãnh đạo Thành phố cũng đã chỉ đạo tịch thu và bán đấu giá những chiếc xe ba bánh giả danh thương binh. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ tạm lắng xuống một thời gian và gần đây lại bùng phát trở lại, đặc biệt là trên các tuyến Đê La Thành, xung quanh hồ Ha-Le, chợ Đồng Xuân... Xuân Hưng

Tiểu tiện ở đường phố bị phạt đến 300.000 đồng

3:14 PM |
Hành vi vứt rác bừa bãi cũng sẽ bị xử phạt



Nghị định 167/2013/NĐ-CP về "Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình" mà Chính phủ mới ban hành, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 28/12. Trong đó, quy định chi tiết về việc xử phạt các hành vi như "hành hạ, ngược đãi các thành viên trong gia đình", "mua dâm", "tiểu tiện, đại tiện ở đường phố"...

Phạt đến 2 triệu đồng nếu bỏ đói cha mẹ

Về hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình, Nghị định quy định phạt tiền từ 1,5 triệu đồng đến 2 triệu đồng đối với một trong những hành vi như: bắt các thành viên trong gia đình nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người già, yếu, tàn tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ.

Nghị định cũng quy định phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình; phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 1,5 triệu đồng đối với một trong những hành vi như tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm; sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình...

Mua dâm bị phạt từ 500.000 - 5 triệu đồng

Hành vi mua, bán dâm, Nghị định nêu rõ phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng đối với hành vi mua dâm, phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng trong trường hợp mua dâm nhiều người cùng một lúc.

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi bán dâm, phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp bán dâm cho nhiều người cùng một lúc.

Tiểu tiện ở đường phố bị phạt 300.000 đồng

Điều 7 về vi phạm quy định về giữ gìn vệ sinh chung quy định: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Không thực hiện các quy định về quét dọn rác, khai thông cống rãnh trong và xung quanh nhà ở, cơ quan, doanh nghiệp, doanh trại gây mất vệ sinh chung; đổ nước hoặc để nước chảy ra khu tập thể, lòng đường, vỉa hè, nhà ga, bến xe, trên các phương tiện giao thông nơi công cộng hoặc ở những nơi khác làm mất vệ sinh chung; tiểu tiện, đại tiện ở đường phố, trên các lối đi chung ở khu công cộng và khu dân cư; để gia súc, gia cầm hoặc các loại động vật nuôi phóng uế ở nơi công cộng; nuôi gia súc, gia cầm, động vật gây mất vệ sinh chung ở khu dân cư

Từ ngày mai, 'thả rông' sẽ không bị phạt

3:11 PM |
Hành vi không mặc quần áo hoặc mặc quần áo lót ở nơi công cộng sẽ không bị xử phạt nữa, nhưng vợ chồng chửi nhau sẽ bị phạt nặng.

Từ ngày mai (28/12), nhiều quy định xử phạt vi phạm hành chính như "tội bất hiếu", "chồng chửi vợ", "chồng ngăn vợ gặp bạn bè"... bắt đầu có hiệu lực.

Đây là những quy định thuộc Nghị định 167/2013/NĐ-CP về "xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình" mà Chính phủ mới ban hành.

Theo đó, nghị định này đã lược bỏ khá nhiều nội dung từng gây tranh cãi trong thời gian qua hoặc đã được viết lại với câu từ dễ hiểu hơn.



Không mặc quần áo hoặc mặc quần áo lót ở nơi công cộng sẽ không bị xử phạt từ 28/12 (Ảnh chỉ có tính minh họa: internet)
Chẳng hạn, đã không còn quy định phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 100.000 - 200.000 đồng đối với hành vi không mặc quần áo hoặc mặc quần áo lót ở nơi hội họp đông người, các điểm hoạt động văn hóa, tín ngưỡng từng gây xôn xao dư luận.

Thay vào đó, nghị định đưa ra mức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 100.000-300.000 đồng đối với người có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác; gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hoá, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật... hoặc ở nơi công cộng khác.

Đáng chú ý, các quy định xử phạt "vợ kiểm soát tiền chồng", "dọa ma trẻ con" cũng đều đã được bỏ ra khỏi Nghị định.

Vợ chồng chửi nhau: Phạt tới 1 triệu đồng

Cũng theo Nghị định, chồng chửi vợ hoặc vợ chửi chồng đều sẽ bị xử phạt đến 1 triệu đồng. Điều 51 quy định, phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên trong gia đình.

Nghị định cũng quy định xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn cản gặp gỡ người thân, bạn bè hoặc không cho tham gia các hoạt động xã hội hợp pháp, lành mạnh.



Từ mai, chồng chửi vợ hoặc vợ chửi chồng đều sẽ bị xử phạt đến 1 triệu đồng (Ảnh: internet)

Từ ngày mai (28/12), tiểu tiện ở đường phố cũng sẽ bị phạt đến 300.000 đồng. Cụ thể: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi tiểu tiện, đại tiện ở đường phố, trên các lối đi chung ở khu công cộng và khu dân cư.

Nghị định cũng quy định mức phạt cảnh cáo hoặc 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi không xuất trình chứng minh nhân dân khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền.

Ngoài ra, người mang "tội bất hiếu" sẽ bị xử phạt đến 2 triệu đồng. Cụ thể, Điều 50 của Nghị định nêu rõ: Phạt tiền từ trên 1,5 triệu đồng đến 2 triệu đồng đối với hành vi: Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người già, yếu, tàn tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ; Đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân.

Ngoài ra, Nghị định còn quy định, hoạt động điều tra, thám tử tư dưới mọi hình thức sẽ bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.

Người nào đưa hối lộ để trách xử lý vi phạm hành chính sẽ bị phạt nặng. Cụ thể, Nghị định nêu rõ: Phạt 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người thi hành công vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính.

Tiếp thu phản ánh của báo chí và Bộ Tư pháp, một số quy định có câu từ khó hiểu cũng đã được ban soạn thảo loại bỏ. Điển hình nhất là việc xử phạt đối với hành vi "mua dâm đồi trụy".

Tới đây, người bán dâm sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng. Còn người mua dâm sẽ bị phạt nặng hơn, từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng. Đặc biệt, hành vi lôi kéo người khác mua dâm sẽ bị phạt 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.

Phạt tiền 15- 20 triệu đồng đối với người đứng đầu cơ sở kinh doanh dịch vụ do thiếu tinh thần trách nhiệm để xảy ra hoạt động mua dâm, bán dâm ở cơ sở do mình quản lý; phạt tiền 20-30 triệu đồng đối với hành vi sử dụng việc mua dâm, bán dâm và các hoạt động tình dục khác làm phương thức kinh doanh...

Ông lão ăn xin kể chuyện bị cướp 25 cây vàng

3:04 PM |
Với thâm niên trên 40 năm hành nghề ăn xin, cụ ông Nguyễn Văn Cưng (86 tuổi) bị nhóm cướp trấn lột hàng chục cây vàng và 29 triệu đồng tiền mặt trong đêm.

40 năm ăn mày, tích góp 25 cây vàng

Gần 90 tuổi, nhưng nghiệp đời hành khất ăn xin đã ăn sâu vào máu thịt ông Nguyễn Văn Cưng, quê ở xã biên giới Tân Thành (huyện Tân Hồng, Đồng Tháp).

Cách đây gần 2 năm, ông Cưng giận con cháu mà bỏ xứ đi nơi khác hành nghề.

2 năm qua, nhiều tiểu thương và người đi chợ đều thấy cụ ông tóc bạc trắng, một mắt lờ đờ bận quần áo bạc màu cũ kỹ hành khất đi xin từng đồng bạc lẻ ở thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông (Đồng Tháp).



Ông lão ăn xin bị cướp 25 cây vàng.

Nhưng ít ai ngờ được, trong quần áo của ông Cưng có đến hàng chục lượng vàng được ông tích góp qua từng ngày cần mẫn ăn xin.

Có nhiều tiền vàng là thế, nhưng với suy nghĩ phải sống khổ sở, lang thang thì người đời mới 'thương tình' cho ít đồng bạc lẻ. Ông Cưng đã sống suốt nhiều tháng liền trong khu chợ thực phẩm ở thị trấn Tràm Chim để hành nghề.

Để che giấu toàn bộ số vàng, ông Cưng cất kỹ trong chiếc quần tự may thành 2 lớp, chiếc quần này được ông mặc ngủ mỗi đêm. Ngoài ra, ông cụ còn bận thêm một chiếc quần ở ngoài cho chắc chắn khi ngủ không bị người khác lấy trộm.

Theo ông Cưng, bản thân đã có trên 40 năm hành nghề ăn xin, những đồng tiền xin được từ lúc đang ở xã biên giới, ông tranh thủ mua vàng 24K làm vốn và không cho con cháu biết.

Dù đã có số tiền vàng lớn nhưng ông Cưng không có ý định mua đất, cất nhà để ở mà sống kiếp lang thang đầu đường xó chợ.

Cướp lần quần ông lão ăn mày lấy vàng

Khoảng 22h đêm 21/12, khi ông Cưng đang nằm ngủ thì bị nhóm người đi đến xin đểu, lục lọi lấy tiền trong người ông. Khi vật lộn với những tên cướp, ông Cưng đã để lộ số vàng lớn cất giấu trong người và bị nhóm cướp trấn lột toàn bộ.

Sáng hôm sau, ông Cưng lên công an trình báo về việc bị mất trộm số tiền 29 triệu đồng và 25 cây vàng. Loại vàng ông mua nhiều nhất là từ 2-5 chỉ được xâu lại.

Cơ quan CSĐT Công an huyện Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp) vào cuộc điều tra, khoanh vùng các đối tượng nghi vấn và bắt giữ 5 đối tượng: Trần Quốc Việt (28 tuồi), Trần Thanh Dân (17 tuổi), Lê Đức Duy (18 tuổi) và Cao Văn Sang (19 tuổi) và Nguyễn Thái Tài (17 tuổi), đều trú tại huyện Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp) để điều tra, làm rõ về hành vi cướp tài sản.

Bước đầu, cơ quan điều tra xác định đối tượng Quốc Việt là người cầm đầm trong nhóm cướp tài sản nói trên.

Khai với cơ quan điều tra khi cướp tài sản, qua nhiều ngày theo dõi biết ông Cưng có số lượng tiền khá lớn, nên cả nhóm bàn nhau ban đêm khi ông Cưng ngủ sẽ đi trấn lột tiền.

Nhưng không ngờ lại phát hiện số lượng vàng lớn trong người cụ ông ăn xin, khiến cả nhóm lột quần lấy hết sạch tài sản.

Sau khi gây án, cả nhóm chia nhau tiền, vàng tiêu xài và đưa cho một số người thân cất giữ. Một trong những người này bị cơ quan điều tra triệu tập, nhưng hiện đang vắng mặt tại địa phương sau vụ cướp.

Hiện cơ quan điều tra đã thu hồi được 7 lượng vàng, 29 triệu đồng tiền mặt và đang tích cực truy xét các đối tượng còn lại.

Cơ quan CSĐT Công an huyện Tam Nông đang hoàn tất hồ sơ để tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố các bị can để điều tra và làm rõ hơn trong vụ án cướp tài sản.

Vợ chồng già bị 7 đứa con đẩy ra ăn Tết ngoài đường cùng cỗ quan tài

12:03 PM |
Sinh hạ được 7 người con, chịu bao đắng cay để nuôi nấng chúng nên người. Vậy mà, giờ đây chúng "báo hiếu" ông bà bằng những cú đấm thẳng mặt, những lời rủa sả...

Đó là bi kịch của vợ chồng cụ Nguyễn Văn Quý (84 tuổi) và cụ Nguyễn Thị Chén (82 tuổi), ngụ thôn Đồng Lư, xã Đồng Quang, huyện Quốc Oai, Hà Nội. Tám năm bị con cái đẩy ra đường là tám cái Tết buồn của cặp vợ chồng bất hạnh.

Những đứa con “trời đánh”

Tìm đến thôn Đồng Lư hỏi thăm vào ngôi chùa có vợ chồng cụ già phải tá túc, mọi người đều biết chính xác: “Chắc cô chú tìm ông bà Quý hả? Tội nghiệp ông bà ấy lắm cô chú ạ, hiền lành, chịu thương chịu khó nhưng về già mất phúc. Con cái thì đông đúc, giàu có mà có đứa nào chịu nuôi bố mẹ đâu”. Rồi không kịp để khách hỏi thêm câu nào, mọi người tranh nhau kể tội mấy đứa con bất nhân của hai cụ: “Mấy hôm trước chúng nó lại vừa hành hung bố mẹ”.

Chuyện buồn cặp vợ chồng già bị 7 đứa con đẩy ra ăn Tết ngoài đường cùng 6 miếng gỗ đóng quan tài

Cụ bà Nguyễn Thị Chén đang cầm chổi quét sân chùa, tuổi già, mắt kém nên lẩy bẩy lia từng nhát chổi chậm chạp, cứ vài phút lại dừng tay đấm lưng. Trời Hà Nội những ngày cuối năm lạnh đến dưới 10 độ C nhưng bà cụ cho biết ông lão chồng mình từ sáng sớm đã ra đồng mò cua bắt ốc.

Nghe có người muốn đến hỏi chuyện bi kịch của mình, khóe mắt nhăn nheo của bà cụ trào nước mắt: “Một đời chúng tôi vì con vì cái, nuôi nấng dựng vợ gả chồng cho chúng, không để nợ một đồng một cắc nào cho chúng. Vậy mà giờ chúng đối xử với vợ chồng tôi thế này đây”.

Cách đây 60 năm, ông bà quen nhau trong một lần đi làm thuê ở miền sơn cước rồi nên duyên vợ chồng. Về sống với nhau, ông bà lập nghiệp từ đôi bàn tay trắng trong hoàn cảnh khó khăn nghèo túng. Lúc vợ chồng ra ở riêng tài sản chỉ có duy nhất 20 cây tre để dựng căn nhà làm nơi tá túc tránh mưa tránh nắng.

Ông bà lần lượt sinh hạ được bảy người con, ba trai, bốn gái. Cuộc sống vốn dĩ đã khó khăn, khi bảy đứa con lần lượt chào đời thì cuộc sống càng túng quẫn hơn. Để nuôi được bảy người con thành người, ông bà đã phải chịu trăm ngàn cực nhục. Ông đi làm thuê làm mướn hùng hục suốt ngày, còn bà thì tối ngày cắm mặt trên mấy thửa ruộng kiếm miếng cơm manh áo nuôi con. Căn nhà nhỏ cũ nát đêm mưa không có chỗ nằm, ông bà nhường cho các con chỗ khô ráo, còn mình thì chịu trận giữa mưa gió.

Bữa no bữa đói, nồi cơm độn sắn ngô không đủ cho đàn con đông đúc, có bữa ông bà phải nhịn ăn nhường con. Xã hội ngày càng càng phát triển, cuộc sống rồi cũng bớt khó khăn. Rồi ông bà dựng vợ gả chồng cho mấy đứa con lớn, mấy đứa nhỏ thì do cuộc sống khó khăn quá nên ông bà dắt lên vùng kinh tế mới ở Tiến Xuân thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình (nay là xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội).

Đến vùng kinh tế mới, do chịu khó làm ăn nên cuộc sống gia đình đã thoát khỏi cảnh túng quẫn. Lúc này ông bà dựng vợ gả chồng nốt cho mấy đứa nhỏ. Tuy không bằng ai nhưng ông bà vẫn cố gắng lo lắng cho con cái chu đáo, 3 người con trai thì cho mỗi anh một dinh cơ khi lấy vợ, không để nợ một xu một đồng cho đứa con nào.

Khi người con trai thứ ba của ông bà lấy vợ xây nhà, đứa con xui ông bà bán đất ở vùng kinh tế mới để lấy tiền xây nhà cho mình, ông bà cũng nghe theo vì cha mẹ nào chẳng “cá đuối đắm đuối vì con”.

Những bữa cơm chan nước mắt

Bà cụ giơ tay gạt dòng nước mắt rồi tiếp tục câu chuyện. Sau khi dồn hết tiền làm nhà cho anh con trai thứ ba, ông bà về ở với người con trai cả khi trong tay ông bà không còn tiền. Người con cả khi đó đã hậm hực hắt hủi ông bà với lý do: “Bao nhiêu tiền cho thằng thứ ba hết, tôi không được gì”, trong khi chính anh ta thừa hưởng mảnh đất trước đó cha mẹ cho.

Sống với người con cả, vợ chồng cụ phải làm như người đi ở. Hàng ngày hai cụ phải lấy bèo nuôi bảy con lợn, cày cấy gặt hái, đi làm sớm về muộn mới được miếng cơm để ăn. Đến mùa vụ, có khi cụ bà đi gặt được mấy gánh lúa thì con dâu mới ra đồng. Cực nhục là vậy nhưng với bản tính hiền lành chịu thương chịu khó, ông bà cắn răng không kêu nửa lời cho vừa lòng vợ chồng con cả.

Nhưng cũng chẳng được bao lâu thì anh con cả tuyên bố thẳng thừng: “Ông bà cút khỏi nhà này, đi đâu thì đi”. Vợ chồng cụ đành lẳng lặng ôm quần áo tìm đến nhờ vả anh con trai thứ ba. Những tưởng trước đây mình đã lo lắng bán nhà đi lấy tiền cho nó xây nhà thì con sẽ tốt với mình, thế nhưng trái lại người con này cũng không kém phần tệ bạc với cha mẹ và tỏ rõ “quan điểm”: “Ông cả không tử tế với ông bà thì tôi việc gì phải tử tế?”.

Ở đây, cảnh khổ không kém gì con cả khi đã không những phải làm lụng vất vả, họ còn năm lần bảy lượt bị con đuổi đi. Nhục nhã nhất là những bữa cơm chan nước mắt. Bữa ăn nào cũng vậy, người con trai bắt bố mẹ phải cung kính mời… vợ chồng con cái mình ăn cơm bằng câu: “Mời ông bà ăn cơm, mời các cháu ăn cơm”.

Có những người làng xóm thấy vậy thì bực mình thay và phẫn nộ: “Ông bà hiền quá để nó bắt nạt, mình là bố mẹ đến bữa thì sao phải mời chúng nó”. Thử một lần “phạm thượng”, tối đó hai cụ không mời thì bị con trừng mắt nạt nộ: “À, cái nhà này ăn cơm không ai mời ai à”. Sợ ông “trời con”, ông bà run rẩy “trở về nếp cũ”: “Mời ông bà…”.

Nhẫn nhịn bao lâu những mong yên thân nhưng “cây muốn lặng mà gió chẳng dừng”, đến một hôm gã con trai thứ ba giơ tay đấm vào mặt mẹ, vác dao kề cổ bố xua đuổi: “Bước mẹ chúng mày ra khỏi nhà, không tao cho nhát dao bây giờ” (Lời nguyên văn của cụ Chén - PV).

Thấy bố mẹ lủi thủi ôm mớ quần áo rách bước đi, gã còn thẳng thừng tuyên bố: “Còn quay về đây thì đập chết”. Vẫn còn một niềm hi vọng nữa là người con trai thứ. Biết bố mẹ phải lang thang ngoài đường, anh này đón ông bà lên ở cùng nhưng cũng được vài hôm. Phải sống trong cảnh những lời nói móc máy của cô con dâu ra rả trong nhà suốt cả ngày, ông bà cảm thấy sống còn khổ hơn chết. Nước mắt lưng tròng, không còn nơi nương tựa vợ chồng cụ lang thang đây đó, đến khi không còn chỗ nào nữa đành phải vào ở nhờ nhà chùa.

Tám mươi năm cuộc đời vất vả làm lụng, gia tài các cụ có trong tay là bảy đứa con bất hiếu và bất lực, sau miếng ván dùng để đóng áo quan khi chết cùng 3 bao tải đựng lá khô dùng đun nấu. Người làng thấy vậy liền thương tình người cho cái bát, người cho manh chiếu, người cho cái giường cũ để các cụ dựng thành cái “tổ ấm” cuối đời. Rơi lệ nghe những kỷ niệm buồn 3 người con trai thì vậy, những người con gái cũng không “khá khẩm” gì hơn. “Mấy đứa con gái thì một đứa lấy chồng ở Xuân Mai, một đứa lấy ở trại Bà Nhà, một đứa ở Cố Đụng (đều là những địa điểm gần nơi ông bà đang ở nhờ - PV), còn đứa út thì lấy chồng ở làng Đồng Lư này thôi”, bà lão nhẩm đếm.

3 đứa con gái của cụ theo lời kể của bà lão tội nghiệp thì kinh tế đều khá giả, chỉ có cô út lấy chồng ở làng thì nghèo “rớt mồng tơi”. Chẳng biết giàu sang cỡ nào nhưng mấy đứa con gái hàng năm không ngó ngàng tới bố mẹ, năm thì mười họa mới mua cho ông bà mấy viên thuốc, Tết nhất may ra cho được túi kẹo cái bánh.

Riêng cô con út cùng làng thương cha mẹ già thì thỉnh thoảng ghé qua nhưng nghèo quá, nuôi còn chưa nổi nói gì lo cho cha mẹ già. Trở lại câu chuyện những người con trai. “Sòng phẳng” mà nói thì lúc ra nhà chùa ở, hai cụ vẫn chưa đến nỗi không còn “miếng đất cắm dùi” vì vẫn còn một sào ruộng để cấy lúa sinh nhai. Thế nhưng tài sản cuối cùng này cũng bị đứa con trai cả tranh cướp.

Đã mấy lần cô út đi giúp bố mẹ già làm ruộng thì bị vợ chồng anh cả vác cuốc đuổi đánh, không cho làm hộ vì “đó là ruộng của tao, mày đừng có động vào”, Chưa hết, mấy năm trước hai cụ đến tuổi thượng thọ nên được hưởng chính sách của Nhà nước, theo quy định thì phải có sổ hộ khẩu, chính quyền mới có thể làm giấy tờ chúc mừng, làm chế độ. Vẫn đứng tên trong hộ khẩu gia đình con trai cả, ông bà lủi thủi về van vỉ con cho mượn cái sổ hộ khẩu để làm giấy tờ cũng bị đứa con từ chối thẳng thừng.

Khi người cha về van vỉ: “Con cho bố mượn sổ hộ khẩu một lát, bố chỉ mang đi photocopy rồi trả ngay” thì đứa con nại ra lý do “Sổ đang ở nhà trưởng thôn”. Lóc cóc tìm đến nhà trưởng thôn thì được biết rằng con đã lừa mình, ông lão lại lộn trở lại nhịn nhục xin mượn lần nữa thì con trai – con dâu đùn đẩy nhau. Uất ức, người cha gạt nước mắt lủi thủi quay đi và thề “không bao giờ bước chân đến đây nữa”.

Cũng có những lúc ông bà lão 80 này được những đứa con “đối xử tử tế” một cách bất thường. Đó là những lúc chúng cần các cụ làm “con ở”. Thằng con trai thứ ba của họ là một ví dụ, khi vợ sinh nở thì người này tới đón vợ chồng cụ vào.

Đã “cảnh giác” sau nhiều lần bị lợi dụng nên cụ ông không đi vì nghĩ “nó chỉ đạo đức giả”, riêng cụ bà thương con thương cháu nên theo vào chăm sóc, giặt giũ, làm lụng “phục vụ” gia đình con. Lời ông cụ đã đúng khi đứa cháu đã cứng cáp, vợ chồng đứa con lại đuổi bà đi: “Bà đi làm lấy mà ăn, không được ở đây nữa”.

Gần 10 năm nay thấy ông bà lão chui rúc trong căn lều rách, nhiều người hàng xóm khuyên: “Hai cụ đi ở nhờ đình chùa làm gì cho khổ, về làm một túp lều ở góc vườn nhà thằng con mà ở”. Phong phanh nghe thấy, đứa con ngang ngược nói bóng gió: “Về tao không cho làm, tao “băm” chết”.

Với những “kinh nghiệm xương máu” từ những đứa con, bà cụ thành thật: “Chẳng biết rồi khi chúng tôi chết chúng có để ý đến bố mẹ không, hay lại phải nhờ cậy đến chính quyền, đến dân trong làng”. Những đứa con trai chưa từng một lần đến xem túp lều nơi cha mẹ trú thân, chưa từng một lần ngó ngàng để ý bố mẹ còn sống hay chết.

Táng tận lương tâm hơn, chúng còn cấm tiệt các con không được chào hỏi, không được ra chơi với ông bà. Những đứa con dâu “rách giời rơi xuống” thì đã đành, nhưng những đứa cháu có lẽ đã được bố mẹ “huấn luyện” nên có gặp ông bà hay cô út ngoài đường chúng cũng “bơ” đi như người dưng nước lã.
Một luật sư thuộc Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội cho biết, trong vụ việc này cơ quan công an thậm chí có thể khởi tố những đối tượng là con của ông bà về tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng. Theo Bộ luật Hình Sự, người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng nuôi dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật; mà cố ý từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng gây hậu quả nghiêm trọng; hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 2 tháng đến 1 năm.

Chúng tôi hỏi tại sao hai cụ không nhờ chính quyền địa phương can thiệp sự việc, ít nhất nếu con cái không nuôi cha mẹ thì cũng phải trả các cụ mảnh ruộng cho các cụ kiếm gạo chứ? Cụ bà nghẹn ngào: “Chính quyền cũng không làm gì được mấy thằng con tôi. Ở đây chúng nó chửi nhau hết với họ hàng rồi đến hàng xóm, sống một mình mà không chơi với ai cả”.

Chị út khi đó vừa đến thăm mẹ cũng gục đầu nức nở: “Trước kia khi anh tôi kề dao vào cổ bố dọa chém, chính quyền và dân quân có đến bắt anh ta viết giấy cam đoan không được hành hung bố mẹ nữa nhưng chỉ hôm trước hôm sau lại đâu vào đấy. Tôi thì cũng đau lòng lắm nhưng “lực bất tòng tâm” các anh chị ạ, muốn nuôi bố mẹ mà sức không nổi vì nghèo, lại lấy chồng nên phải lo nhà chồng”.

Sống khổ hơn chết

Góc nhà nơi ông bà lão “trời đày” này trú ngụ rộng khoảng dăm m2, chiếc giường xin được ở đâu nên hai chân còn, hai chân phải lấy gạch kê lên. Người già đã khó ngủ, đêm mùa đông càng khó ngủ hơn khi gió cứ len lỏi qua cửa sổ thốc vào nhà dù hai cụ đã cẩn thận nhét đầy ni long, giẻ rách vào các khe hở.

“Nghĩ cực lắm, chúng tôi có làm gì nên tội đâu mà lại bị đày đọa thế này. Nhưng vợ chồng tôi cũng kiên gan lắm đấy, nhiều khi cũng muốn phát điên hay cắn lưỡi mà chết, nhưng bây giờ mà chết thì chính quyền với làng xóm lại khổ nên sống được ngày nào cứ cố sống. Đêm nào cũng nước mắt chảy xuôi, cụ Chén nói.

Đọc đến đây, nhiều người sẽ thắc mắc ông bà lão sinh sống bằng gì. Bà cụ cho biết ngoài việc ông lão ngày ngày đi mò cua bắt ốc, người trong làng còn mỗi người giúp một chút, hôm thì cho lon gạo, hôm thì cho ít muối, mà người già ăn ít, chẳng có nhu cầu mua sắm gì nên ông bà vẫn cầm cự được.

“Năm nay là cái Tết thứ tám vợ chồng tôi ở đây rồi, Tết nhất chẳng có gì, cứ nhìn nhà người ta con cái sum vầy thì mình lại khóc. Mình có đến bảy đứa con, hàng chục đứa cháu mà lại khốn khổ khốn nạn nhất cái làng này”, cụ Chén khóc. Rồi cụ bà ngóng ra ngoài xem cụ ông đã về đi mò cua bắt ốc về chưa, chép miệng thương chồng: “Khổ thân ông ấy, tôi thì ốm đau nên mọi việc đều phải ông ấy làm.

Sáng nay tôi bảo trời vẫn rét lắm, đừng đi ra đồng lặn lội nữa mà ông ấy vẫn gạt đi, bảo là Tết đến nơi rồi phải kiếm mớ ốc con tép bán kiếm tiền mua nén nhang cúng tổ tiên. Trời rét thế này tôm tép cũng trốn sạch, có khi mình còn chết rét ấy chứ”. Cụ bà kể lại cụ ông ngày may mắn thì cũng kiếm được vài con ốc bán lấy dăm ngàn, có ngày đi từ sáng đến tối mới về mà tay không vì “tay đưa thìa cháo lên miệng còn run, mắt kèm nhèm thì làm sao bắt được tôm tép.

Có ngày bắt được nửa giỏ ốc về nhưng đổ ra tôi mới thấy quá nửa toàn là… vỏ ốc. Những ngày không có gì ăn hay gần hết cái ăn, hai cụ phải nấu cháo húp dằn lòng, hoặc cố đi nhặt nhạnh rau dại ăn trừ bữa. Chùa cũng không có nước, hàng ngày cụ ông lọc cọc kéo xe bò từ giếng làng về để dùng sinh hoạt. Ấy là mấy hôm trước ông lão vừa đi viện về, vậy mà vừa xuất viện hôm trước hôm sau lại đã lọ mọ ra đồng tìm cái ăn.

Nhắc đến chuyện này, bà cụ lại rưng rưng nước mắt nhớ “bạn”. “Bạn” của bà là một con chó gầy giơ xương, tám năm nay lủi thủi quanh quẩn cùng ông bà, lúc ông đi kiếm ăn thì bầu bạn với bà, cho bà vỗ về. Vậy nhưng hôm ông lão ốm, nhà làm gì có đồng nào xu nào nên bà chạy nháo nhác khắp làng hết vay rồi xin cũng chỉ được vài chục ngàn. Bà lão đành gọi lái chó đến bán “bạn” mình đi. Bà vỗ về “bạn” trước khi người lái chó thòng dây vào cổ con chó ốm: “mày thông cảm, hoặc là chồng tao chết, hoặc là mày chết. Thôi “mày” đi thay ông ấy”.

Không rõ con chó lẽ cũng hiểu tình cảm của bà lão, hay vì đói quá nên chẳng còn sức ăng ẳng kêu như những con chó khác khi bị bán, chỉ mắt long lanh nước nhìn bà chủ ngoảnh mặt đi. Trong cuộc đời này không nỗi buồn nào buồn bằng nỗi buồn con bất hiếu – cha mẹ bị hắt hủi. Ai cũng có mẹ có cha nên chạnh lòng trước thảm cảnh của hai cụ, chúng tôi cũng muốn khóc nhưng phải cố dằn lòng vì khóc không giúp được gì cho hai cuộc đời khổ sở cùng cực này, chỉ mong thông qua mặt báo chuyển tải đến hàng triệu bạn đọc trên cả nước lời khẩn cầu có một sự đóng góp nhỏ giúp đỡ hai cuộc đời này.

Lẩn thẩn nghĩ lại thấy hai cụ ngày xưa đã nghèo, nay còn nghèo hơn nữa: 60 năm trước khi lấy nhau các cụ còn có mơ ước về những đứa con là “của để dành” và 20 cây tre làm nhà; nay cuối đời các cụ còn gì ngoài sự thất vọng về đạo lý làm người và 6 miếng gỗ mới chỉ đủ làm một chiếc áo quan, lại động chạm đến nỗi áy náy của bà cụ: “Hai người chết chung thì còn chôn một hòm được, nếu không chết cùng nhau thì chẳng lẽ một người lại… bó chiếu?”…

Người Việt Nam vốn coi trọng các giá trị đạo đức truyền thống, coi các chuẩn bực đạo đức là thước đo nhân cách con người. Trong đó mối quan hệ trong gia đình đặc biệt được đề cao, bởi vì đó là nguồn gốc, rường cột là nền tảng cho các mối quan hệ khác. Trong quan hệ gia đình thì chữ hiếu lại đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Người Việt rất coi trọng đạo hiếu, vậy nên những bậc đại hiếu, chí hiếu trong thiên hạ đều rất được đề cao, coi trọng, được người đời ca tụng, là tấm gương cho đời sau. Ngược lại những kẻ làm con mà bất hiếu, bị xã hội chê trách, bị người đời lên án, và sẽ phải nhận một hậu quả tất yếu. Đạo hiếu không kể đó là người sang hay kẻ hèn, người ở địa vị xã hội cao hay thấp mà cốt ở sự thể hiện lòng hiếu thảo cua mình mà thôi. Trong lịch sử, trong dân gian hay trong văn học đều có rất nhiều những tấm gương như thế.

Lật xe chở bia chai: Chữa lành bệnh hôi của!

11:53 AM |
Chiều 26/12, xe tải BKS 18T- 0795 chở gần 1.000 thùng bia chạy trên Quốc lộ 1A, hướng Bắc-Nam, đoạn qua xã Tiến Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) bị lật. Hàng ngàn chai bia tràn ra lòng đường nhưng không xảy ra "hôi của", "cướp bia" như ở Đồng Nai.

Công an xã Tiến Lộc cho biết, sau khi vụ tai nạn xảy ra, cơ quan chức năng đã khẩn trương có tại mặt hiện trường để bảo vệ tài sản cho người gặp nạn đồng thời phân luồng giao thông, điều tra nguyên nhân vụ việc.

"Một điều đặc biệt là dù xe tải lật, tài xế bị thương, hàng ngàn chai bia đã vỡ tràn ra lòng đường nhưng không một người dân Hà Tĩnh nào lấy, dù chỉ một chai bia. Ngược lại người dân còn giúp tài xế gặp nạn thu gom bia đã đổ", một công an viên xã Tiến Lộc nói.

Xe tải chở bia bị lật, bia tràn ra lòng đường nhưng không có một người dân Hà Tĩnh nào "hôi của"
Đến khoảng 18h cùng ngày, toàn bộ số bia bị đổ đã được người đi đường và lực lượng công an, cán bộ môi trường huyện Can Lộc thu gom, chuyển lên xe khác chở đi để đường thông thoáng.

Hành động giúp đỡ người gặp nạn trên đường này còn phải kể đến vụ lật xe mỳ gói ở Bình Dương. Trước đó, vào rạng sáng 24/12, chiếc xe tải biển số 29Y-4560 chở đầy mì gói bị lật trên đường Huỳnh Văn Cù (xã Chánh Mỹ, thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương), hàng ngàn gói mì tràn ra đường, tuy nhiên đã không có tình trạng hôi của xảy ra.

Tài xế Hoàng Thành Công (28 tuổi, ngụ Quảng Bình) cho biết lúc xảy ra tai nạn, anh điều khiển xe đi từ đại lộ Bình Dương qua cầu Phú Cường về Củ Chi (TP.HCM).

Khi đến khúc cua gấp gần trạm thu phí cầu Phú Cường thì xe bị lạc tay lái lao vào lề đường, ủi bay 1 cây cột điện rồi lật ngang ra đường.

Tài xế Công nói: "Khi xe bị lật, rất nhiều thùng mì gói văng ra khỏi xe nhưng tất cả những người đi đường và người dân xung quanh không ai lấy dù chỉ một gói".

Tuy nhiên, những hành động đẹp đẽ này lại đối lập hoàn toàn với hình ảnh phản cảm trong vụ "cướp bía" ở Đồng Nai vào ngày 4/12 trước đó.

Cận cảnh vẻ mặt rạng rỡ đi hôi của
Chỉ vì cua gấp nên xe tải của tài xế bị nghiêng và hàng ngàn thùng bia bị đổ xuống đường. Ngay lập lức rất đông người dân gần khu vực nói trên lao vào tranh lấy bia mặc cho anh Hồ Kim Hậu (30 tuổi, quê Bình Định) và phụ lái ra sức van xin. Thậm chí một số người còn nhảy lên xe để lấy bia xuống.

Hoang mang kiều nữ có sở thích... cưỡng hiếp lái xe taxi

8:39 AM |
Nhiều tài xế bị qua đêm với “nữ dâm tặc”, ngày hôm sau mắt đẫn đờ, chân bước không nổi, chỉ còn chút sức tàn gọi điện cho quản lý hay bạn bè đến đón đưa về…

Cứ 10 taxi của các hãng vào đón vị khách nữ Việt kiều này thì có đến 9 người bị ả dùng mọi thủ đoạn để cưỡng dục.

Trong một lần ghé TP.Hải Dương công tác, chúng tôi nghe được câu chuyện khá lạ lẫm từ cánh taxi. Họ truyền tai nhau về một địa chỉ mà bất kỳ lái xe nào gặp phải cũng kinh sợ và né tránh, vì cứ vào là bị một kiều nữ làm mê mẩn, sau đó bị cưỡng dục liên miên, vắt kiệt sức lực.

Chỉ tiếp taxi trẻ khỏe

Theo như anh Bối, tài xế của hãng Mai Linh trên địa bàn, “nữ dâm tặc” này tên Ngọc, Việt kiều từ Đức về. Ngọc khá xinh đẹp lại giàu có, giao tiếp bằng tiếng Việt khá tốt.



Kiều nữ N không chỉ sở hữu một nhan sắc mê hồn, mà còn có một giọng ngọt ngào đi vào lòng người

N không chỉ sở hữu một nhan sắc mê hồn, một giọng ngọt ngào đi vào lòng người mà còn tỏ ra là một người khá giàu có khi sở hữu căn biệt thự sang trọng lớn nhất nhì TP.Hải Dương.

“Đặc biệt là khả năng tiêu tiền của N khiến cánh nhà giàu trên địa bàn phải phát hoảng. Tuần nào cô ta cũng đi mau sắm hàng chục triệu đồng, toàn đồ hàng hiệu, rượu tây đắt đỏ…”, tài xế N, hãng Thành Đông cho biết.

Cũng theo anh N, hầu có đến 90% tài xế của các hãng đều kiều nữ N lừa vào nhà lạm dâm. Người ít thì bị một lần, nhiều thì bị vài lần trở lên.

Điều đặc biệt là kiều nữ này đặc biết thích mây mưa là những thanh niên trẻ mới vào nghề lái taxi. Bởi họ còn khá ngu ngơ và dễ bị nhan sắc của N làm mê muội.

Anh H, tài xế hãng Thành Đông cho biết: “Ngay trước cổng biệt thự của N có một chiếc camera lớn. Taxi đến là N ngồi trong nhà theo dõi, nếu trẻ, khỏe là cô ta đon đả ra mở cửa tiếp đón, yêu cầu đánh xe vào trong. Lái xe già và xấu là N không thèm mở cửa, gọi điện không nghe”.



N còn tỏ ra là một người khá giàu có khi sở hữu căn biệt thự sang trọng lớn nhất nhì TP.Hải Dương.

Anh Q, một tài xế hãng Mai Linh, sống cạnh nhà kiều nữ N cho biết: “N chẳng mấy khi tiếp xúc với hàng xóm. Suốt ngày đóng kín cửa, chỉ mở khi có taxi hoặc xe ôm đến đón. Có taxi vào trong đó đỗ đến 2 ngày mới ra”.

“Cả lượng tài xế bị lừa đến và lượng ta xi, xe ôm tự tìm đến, trung bình một ngày có đến cả chục người. Nhưng đến một lần là không ai dám bén bảng đến lần thứ 2. Nhiều người vào gần tiếng đồng hồ đi ra là phờ phạc như mất hồn”, anh Q cho hay.

Ép tài xế "mây mưa" hơn 30 lần/2 ngày

Để thỏa mãn dục vọng, kiều nữ này thường liên tục thay đổi các chiêu câu tài xế của các hãng. Theo anh anh T, tài xế lâu năm hãng taxi Rạng Đông, trên địa bàn cho biết, ở Hải Dương có gần chục hãng taxi, thì gần như 80% nam tài xế đã bị N lừa vào "cuộc yêu".

“Chỉ có những tài xế già, trông yếu ớt thì ả kiều này không "thịt", còn đa phần cứ gặp thanh niên trẻ, khỏe lại cao to là không thể cưỡng được các chiêu bài của ả bày ra”, anh T nói.

Tại bãi đỗ xe của hãng Mai Linh trước cửa Bệnh Viện đa khoa tỉnh Hải Dương, tài xế X chia sẻ: “Ban đầu, thủ đoạn của N hết sức đơn giản. Khi tài xế lái xe đến đón, N thường yêu cầu đánh xe vào trong sân của biệt thự. Sau đó yêu cầu tài xế lên phòng ngủ xách hàng loạt đồ nặng từ phòng ngủ của ả từ tầng 3 xuống. Lúc đó ả đã ra khóa cửa và cho thuốc kích dục vào nước mời tài xế. Xách quá nhiều đồ, mệt, nên hầu như tài xế nào cũng uống vài ngụm nước. Sau những câu chuyện tếu táo, thuốc kích dục trong nước ngấm, tài xế đờ đẫn, kiều nữ này bắt đầu thỏa mãn dục vọng của mình”.



Một tài xế taxi tại địa bàn Hải Dương kinh hoàng kể về kiều nữ nghiện hiếp đồng nghiệp của mình.

Cũng theo anh X, ngoài chiêu bài này, N còn vẽ ra các trò khác để lạm dụng tài xế. Không nhờ xách đồ thì ả kiều này bày trò ăn mặc khiêu gợi, gạ tài xế chơi bài lá ăn tiền. Ả thường giả vờ ỡm ờ vuốt má, tựa ngực vào tài xế rồi giả thua vài trăm nghìn nhưng lại trả toàn bằng đô. Nhiều tài xế hoa mắt vì tiền, rồi bị thị kích thích thế là bị ả kiều thỏa sức làm tình, làm tội.

Cũng có nhiều trường hợp, ả kiều gọi taxi đến đón đưa đi các huyện lang thang, rồi lợi dụng lúc tài xế không để ý cho thuốc kích dục vào chai nước, mời uống. Thế là như ma xui quỷ khiến, tài xế bị đưa vào một nhà nghỉ gần nhất cho ả thỏa sức với cơn khát dục vọng.

Riêng trường hợp của tài xế D, cánh lái xe taxi trên địa bàn vẫn lấy ra kể cho nhau như một câu chuyện để đời về sự khổ cực khi rơi vào bẫy tình của ả Việt kiều N.

Sáng sớm, ả kiều N gọi cho D vào đón, nhưng đã vào chẳng có đường ra. Sau 2 ngày bị N lạm dục, D lê lết bò ra cửa kêu cứu. Do nhà rộng, cửa đóng kín, chẳng ai nghe tiếng D. Phải gắng hết sức D mới bấm được số của quản lý cầu cứu. Khi quản lý đến, D như kẻ mất hồn, thều thào: "Cứu em với, em chết mất, nó bắt em quan hệ hơn 30 lần rồi".

Sau đó, D xin về quê tĩnh dưỡng và lấy lại thăng bằng. Hãng taxi nơi D làm việc nhiều lần gọi D quay lại làm việc, nhưng anh chưa dám bén bảng vì vẫn kinh hồn bạt vía sau 2 ngày kiệt quệ, thân tàn ma dại.

Hé lộ về đêm chung kết 'Vietnam's Next Top Model 2013'

5:03 PM |
HnTim-

Trải qua những thử thách căng thẳng, top 4 Vietnam’s Next Top Model 2013 gồm Chà Mi, Tuấn Việt, Văn Kiên và Mâu Thanh Thủy sẽ bước vào đêm chung kết diễn ra vào tối 22.12 tại TP.HCM.

Hé lộ về đêm chung kết Vietnams Next Top Model 2013
Top 4 Vietnams’ Next Top Model 2013 gồm Tuấn Việt, Thanh Thủy, Chà Mi, Văn Kiên và chuyên gia đào tạo catwalk Jay Alexander
Vietnams’ Next Top Model năm nay diễn ra lặng lẽ hơn so với những năm trước. Top 4 được cho là chia thành hai thái cực rõ rệt. Đó là Tuấn Việt, Thanh Thủy với lợi thế kinh nghiệm và khả năng trình diễn tốt. Trong khi Chà Mi và Văn Kiên lại hợp với mô tuýp "vịt hóa thiên nga" thường thấy ở chương trình này. Chính vì thế đêm chung kết được kỳ vọng sẽ vực dậy sự hào hứng trong khán giả về chương trình này.
Theo tiết lộ từ ban tổ chức, đêm chung kết sẽ tái hiện lại hình kim tự tháp nổi tiếng của Viện bảo tàng Louvre, Paris với sân khấu được thiết kế hình tam giác đều, chiều dài mỗi cạnh là 20 m. Các thí sinh sẽ tham gia catwalk trên sân khấu độc đáo này.
Ngoài ra, hai thí sinh xuất sắc nhất sẽ được nhiếp ảnh gia người Anh Lee Powers - người từng cộng tác với nhiều tạp chí thời trang danh tiếng thế giới - chụp ảnh để ban giám khảo đánh giá trực tiếp và chọn ra quán quân.
Hé lộ về đêm chung kết Vietnams Next Top Model 2013
Mô hình sân khấu trong đêm chung kết
Cùng với phần tranh tài của top 4, đêm chung kết còn có sự trở lại của các thí sinh Vietnam’s Next Top Model năm nay. Họ sẽ trình diễn bộ sưu tập mới nhất của nhà thiết kế Hoàng Minh Hà và Châu Chấn Hưng (quán quân và á quân củaProject Runway 2013).
Ê kíp sản xuất của Daniel Boey, người được mệnh danh là "bố già làng thời trang Singapore" và là giám khảo Asia’s Next Top Model, cũng đã nhận lời phối hợp thực hiện đêm thi quyết định này.
Bên cạnh đó, đêm chung kết còn có sự góp mặt của chuyên gia đào tạo catwalk nổi tiếng thế giới Jay Alexander, vốn là giám khảo của 18 mùa America’s Next Top Model, với vai trò là giám khảo khách mời trong đêm chung kết.
Hé lộ về đêm chung kết Vietnams Next Top Model 2013
Các thí sinh Vietnam’s Next Top Model trở lại trong đêm chung kết
Hé lộ về đêm chung kết Vietnams Next Top Model 2013
Tuấn Việt, Thanh Thủy, Chà Mi, Văn Kiên cùng chuyên gia đào tạo catwalk Jay Alexander
Vừa đến Việt Nam vào hôm 19.12, Jay Alexander đã nhanh chóng bắt tay vào hướng dẫn catwalk cho các thí sinh.
Ngay sau những buổi tập luyện đầu tiên, Jay khá hài lòng về top 4 năm nay. Trong đó, Tuấn Việt và Thanh Thủy là hai thí sinh khiến anh hài lòng nhất vì có dáng đi catwalk và khả năng trình diễn tốt.
Anh cũng đặc biệt yêu thích khuôn mặt của Chà Mi và dành nhiều thời gian để dạy riêng cho cô gái này. Còn Văn Kiên được Jay dự đoán là một ẩn số trong đêm chung kết.
Đêm chung kết sẽ được truyền hình trực tiếp vào lúc 21 giờ tối 22.12 trên VTV3.
Thiên HươngẢnh: Multimedia
nguồn:go.vn

Trượt băng miễn phí tại Royal City

9:19 PM |
Từ ngày 6 đến 8/12, bạn có thể trượt băng miễn phí, tham dự nhiều trò chơi trên băng hấp dẫn tại sân băng Vinpearl Ice Rink lớn nhất Việt Nam và có cơ hội du lịch trượt tuyết Hàn Quốc với giá chỉ 11,9 triệu đồng.
Chương trình do Vietrantour phối hợp với Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam và Vinpearl Land - Royal City tổ chức. Theo đó, sân băng Vinpearl Ice Rink sẽ mở cửa tự do đón khách từ 10h đến 12h15 và 13h55-16h20 trong các ngày 6- 8/12. Vé trượt băng sẽ được phát miễn phí tại quầy vé Vinpearl Ice Rink vào 10 giờ sáng các ngày 5 - 8/12 (số lượng vé có hạn).
 anh_1.jpg
Ngoài việc làm quen và thử sức với môn thể thao mùa đông ngay giữa trung tâm thủ đô Hà Nội, khách tham dự còn được thưởng thức chương trình biểu diễn trượt băng nghệ thuật chuyên nghiệp của các nghệ sĩ đến từ Ukraine và tham gia các trò chơi vui nhộn như đua hải cẩu, chim cánh cụt… trên sân băng với hơn 200 phần quà giá trị của Vietrantour và Tổng cục Du lịch Hàn Quốc.
Cũng nhân dịp này, Vietrantour - thành viên KOC, giới thiệu và mở bán chùm tour mùa đông Hàn Quốc giá ưu đãi bao gồm: Tour Seoul - trải nghiệm trượt tuyết mùa đông 4 ngày giá 11,9 triệu đồng, khởi hành ngày 14, 15/1 và chương trình tour Seoul - Jeju 6 ngày hấp dẫn giá từ 21 triệu đến 22,8 triệu đồng, khởi hành vào dịp cuối năm, Tết dương lịch, âm lịch. Khách hàng đến tham dự ngày hội sẽ được nhân viên Vietrantour tư vấn để có chuyến đi du lịch mùa đông tuyệt vời với chi phí tiết kiệm.
anh_2.jpg
Hàn Quốc có diện tích 3/4 bao phủ bởi núi và mùa đông kéo dài từ tháng 12 đến tận tháng 3. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi và cảnh quan thơ mộng, nhiều khu trượt tuyết tập trung chính ở tỉnh Gangwon, Gyeonggi, miền Trung Hàn Quốc được thành lập với vnhiều đường trượt đạt tiêu chuẩn của Liên đoàn trượt tuyết quốc tế và cung cấp nhiều khóa học ngắn hạn đa dạng cho người bắt đầu trượt cho đến dân chuyên nghiệp. Bên cạnh đó là nhiều lễ hội trượt tuyết đặc sắc, vui nhộn như Fun Ski Festival, Go-Go Ski Festival, Ru-Ski Festival, Snow Tube Race Festival diễn ra suốt mùa đông với hoạt động ngoài trời hấp dẫn.
Hàn Quốc đã đón tiếp hàng nghìn lượt du khách đến trượt tuyết và du lịch vào mùa đông. Những khu trượt tuyết nổi tiếng đáng kể đến bao gồm Yangji Pine (tỉnh Gyeonggi), High 1, Yongpyong (tỉnh Gangwon), Muju (miền Trung và Nam Hàn Quốc)… Hiện, Vietrantour là đơn vị được Tổng cục Du lịch Hàn Quốc chọn lựa trong việc cung cấp sản phẩm tour du lịch trượt tuyết Hàn Quốc chất lượng với giá từ 12 triệu đồng.
anh_3.jpg
Vietrantour là công ty du lịch lữ hành được các hãng hàng không xếp hạng vào danh sách đối tác số một. Đây cũng là một trong những công ty du lịch có nhiều khách nhất đến các quốc gia trong khu vực. Đến nay, Vietrantour đã mở các chi nhánh, đại lý du lịch ủy quyền ở hầu hết thành phố trọng điểm như Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM, Thanh Hóa, Tuyên Quang… và phục vụ trên 108.000 lượt khách đến hơn4.000 tuyến điểm du lịch trong nước và quốc tế. Năm qua, hãng lữ hành này đã đón nhận nhiều bằng khen, giấy khen và giải thưởng như bằng khen của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch vì sự đóng góp tích cực trong 10 năm; giấy khen của Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch vì sự đóng góp tích cực trong 10 năm; Hàng không Singapore đánh giá là đơn vị có nhiều triển vọng nhất 2013; giải thưởng về top 100 sản phẩm dịch vụ tốt nhất cho gia đình và trẻ em năm 2013; giải thưởng về Chất lượng dịch vụ tốt nhất 2013 do Tổng cục Du lịch và báo Du lịch bình chọn…

Đừng nói rằng mình yêu Việt Nam lắm

10:45 AM |
HnTim-Đọc và ngẫm

Cận cảnh hai danh thắng Sa Pa vừa được xác nhận kỷ lục Việt Nam

8:05 AM |
HnTim-

Ruộng bậc thang Vù Lùng Sung và đèo Ô Quý Hồ vừa được Tổ chức kỷ lục Việt Nam (Viet kings) xác nhận là 2 danh thắng Sa Pa đạt kỷ lục Việt Nam.

Khu ruộng bậc thang Vù Lùng Sung, xã Trung Chải (huyện Sa Pa) là ruộng bậc thang có nhiều bậc nhất Việt Nam gồm 121 bậc thang. Đèo Ô Quý Hồ là đèo dài nhất Việt Nam vì có chiều dài gần 50 km vắt qua đỉnh Hoàng Liên Sơn cao 2070 mét so với mặt nước biển nối quốc lộ 4D từ thị trấn Sa Pa với tỉnh Lai Châu.
Cận cảnh hai danh thắng Sa Pa vừa được xác nhận kỷ lục Việt Nam
Đèo Ô Quy Hồ (Sa Pa) là đèo dài nhất Việt Nam với độ dài gần 50 km trên quốc lộ 4D vắt qua đỉnh Hoàng Liên cao 2070 mét so với mặt nước biển nối thị trấn du lịch Sa Pa với vùng Bình Lư (tỉnh Lai Châu)
Cận cảnh hai danh thắng Sa Pa vừa được xác nhận kỷ lục Việt Nam
Toàn cảnh ruộng bậc thang 121 bậc, là ruộng bậc thang có nhiều bậc thang nhất Việt Nam ở thôn Vù Lùng Sung , xã Trung Chải (Sa Pa)
Trước đó, đầu năm 2009 tạp chí du lịch Travel and Leisure của Mỹ bình chọn ruộng bậc thang Sa Pa nằm trong Top 7 ruộng bậc thang đẹp nhất và kỳ vỹ nhất thế giới.
Tháng 9/2012, mạng thông tin du lịch điện tử quốc tế Globalgrashopper  cũng bình chọn cổng trời Trạm Tôn - Sa Pa(đèo Ô Quy Hồ) là một trong 10 điểm đến hấp dẫn với du khách nước ngoài khi tới thăm Việt Nam.
Được biết, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cũng vừa ký quyết định xếp hạng Di tích quốc gia đối với Ruộng bậc thang Tả Van - Hầu Thào - Lao Chải (Sa Pa) và động Thiên Long (xã Tả Van Chư, huyện Bắc Hà (tỉnh Lào Cai).
Vẻ đẹp độc đáo của Di tích quốc gia danh lam thắng cảnh ruộng bậc thang Sa Pa

Vẻ đẹp độc đáo của Di tích quốc gia danh lam thắng cảnh ruộng bậc thang Sa Pa
Vẻ đẹp độc đáo của Di tích quốc gia danh lam thắng cảnh ruộng bậc thang Sa Pa
Trong đó , Di tích quốc gia ruộng bậc thang Tả Van - Hầu Thào - Lao Chải (Sa Pa ) nằm ở thung lũng suối Mường Hoa (cách thị trấn Sa Pa gần 10 km về phía tây nam). Đây cũng là cũng là quần thể ruộng bậc thang lớn nhất đẹp và lớn nhất Sa Pa với tổng diện tích  935,4 héc ta, trong đó có bãi đá cổ nổi tiếng với nhiều hình vẽ hàng ngàn tuổi chưa thể giải mã hết ý nghĩa.
Theo thông tin từ sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai, tại lễ kỷ niệm 110 năm du lịch Sa Pa (1903 – 2013) tổ chức vào tối ngày 2/11/2013, UBND huyện Sa Pa sẽ đón nhận Bằng công nhận Di tích quốc gia Danh lam thắng cảnh Ruộng bậc thang Sa Pa và Bằng công nhận kỷ lục Việt Nam đèo Ô Quy Hồ dài gần 50 km  và ruộng bậc thang Vù Lùng Sung cao 121 bậc.
Tin và ảnh: Phạm Ngọc Triển

Thủ tướng chỉ đạo rút ngắn thời gian làm mã số định danh cá nhân

7:47 AM |
HnTim-

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu triển khai sớm và rút ngắn thời gian thực hiện dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (trọng tâm là xây dựng, cấp mã số định danh cá nhân, trùng với số CMT 12 số mới sẽ triển khai từ 29/12/2013).

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp về Dự án khả thi Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Cụ thể, sau khi chủ trì cuộc họp tại Chính phủ về nội dung này vào ngày 26/11 vừa qua, Thủ tướng nghe đại diện Bộ Công an báo cáo, ý kiến của các Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Vũ Đức Đam và phát biểu của các lãnh đạo Bộ, cơ quan quan dự họp.
Thủ tướng kết luận, việc triển khai dự án là cần thiết để cung cấp chính xác, kịp thời thông tin cơ bản về dân cư, phục vụ quản lý nhà nước, cải cách thủ tục hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Thủ tướng yêu cầu triển khai sớm và rút ngắn thời gian thực hiện dự án trên cơ sở tính toán kỹ, bảo đảm dự án thành công.
 
Thủ tướng chỉ đạo rút ngắn thời gian làm số định danh cá nhân
Mã số định danh cá nhân được xây dựng sẽ trùng với CMT mới 12 số bắt đầu triển khai thực hiện từ 29/12/2013.
Thủ tướng giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan có liên quan rà soát, hoàn thiện Dự án khả thi Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo hướng đầu tư đồng bộ, hiệu quả, không dàn trải và đúng tiến độ, báo cáo Chính phủ. Bộ Công an cũng phải chủ trì trong việc lựa chọn đối tác nước ngoài có uy tín, kinh nghiệm và năng lực để thực hiện dự án.
Bộ Công an cũng được chỉ đạo khẩn trương xây dựng, trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2010/NĐ-CP ngày 18/8/2010 quy định về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, dự thảo Nghị định về cấp, quản lý và sử dụng Số định danh cá nhân và dự thảo Nghị định về thu thập, cập nhật, chia sẻ, khai thác thông tin dân cư.
Ngoài ra, cơ quan này có trách nhiệm tổ chức thông tin, tuyên truyền để nhân dân hiểu và thực hiện các quy định của pháp luật về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, phục vụ cho việc thu thập, cập nhật thông tin cá nhân vào Cơ sở dữ liệu.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao nghiên cứu, đề xuất trình Thủ tướng bố trí nguồn vốn ưu tiên thực hiện dự án, tìm nguồn vốn ODA hoặc vốn vay ưu đãi từ các tổ chức tài chính quốc tế để thực hiện dự án.
Được biết, dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nêu rõ mục tiêu của việc xây dựng cơ sở dữ liệu này là để dùng chung cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm cung cấp chính xác, kịp thời thông tin cơ bản về dân cư phục vụ công tác quản lý Nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội và yêu cầu chính đáng của công dân.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được xây dựng thống nhất trên toàn quốc và quản lý tại Trung tâm Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thuộc Bộ Công an, Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Công an các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Thông tin của công dân được thu thập, cập nhật trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bao gồm: Họ và tên, số định danh cá nhân, ảnh cá nhân, quê quán, giới tính, dân tộc, chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu, thẻ bảo hiểm y tế, mã số thuế cá nhân, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi làm việc, nơi ở...
P.Thảo
Ghi rõ nguồn "http://hntim.blogspot.com/" khi phát hành lại thông tin trên trang này. Powered by Blogger.

Giải trí, Tin Tổng hợp, Việc Làm,hình nền 2014, Xả tress, Tin Hót, Thể thao, Phát Luật, Tin bên lề, Tin tức sao, Nhạc hot, Clip vui,personal injury attorneys , injury attorney , medical insurance,Life Insurance Quotes ,dui attorney ,auto insurance, car insurance,website hosting, free conference call